Các loại bề mặt gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp được chia ra thành nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào công nghệ chế tạo và chất liệu. Ngoài ra, bề mặt gỗ công nghiệp còn được phia chia ra thành một số loại nhất định và chúng có sự khác nhau về bề ngoài khá lớn, giúp thỏa mãn tiêu chí thẩm mỹ khác nhau của người dùng đề ra.
Vậy hiện nay có những bề mặt gỗ công nghiệp phổ biến nào?
Bề mặt gỗ công nghiệp Melamine
![](/upload/images/be-mat-go-cong-nghiep.jpg)
Đây là bề mặt nhựa tổng hợp, Melamine có độ dày rất mỏng chỉ từ 0.4 – 1 zem (1 zem = 0,1mm), được phủ lên cốt gỗ thông thường là cốt gỗ ván dăm (Okal) hoặc ván mịn (MDF). Sau khi hoàn thiện các tấm gỗ Melamine có độ dày thông thường là 18mm và 25mm. Các tấm gỗ phủ Melamin có các kích thước phổ thông là 1220 x 2440 hoặc 1830 x 2440mm.
Bề mặt gỗ công nghiệp Laminate
![](/upload/images/be-mat-go-cong-nghiep-1.jpg)
Bề mặt Laminate là bề mặt nhựa tổng hợp tương tự như Melamine, nhưng độ dày hơn Melamine khá nhiều. Độ dày của Laminate là 0.5 – 1mm tùy theo từng loại chính vì thế có thể dễ dàng phân biệt giữa Laminate và Melamine thông qua độ dày của chúng. Thông thường Laminate khi sử dụng sẽ có độ dày từ 0.7 hoặc loại 0.8mm. Giống như Melamine, bề mặt Laminnate chủ yếu được phủ lên các cốt gỗ ván dán (Okal) và ván mịn (MDF). Ngoài ra, Laminate có khả năng uốn cong theo công nghệ postforming, tạo ra những đường cong mềm mại trên các sản phẩm.
Bề mặt gỗ công nghiệp Acrylic
![](/upload/images/be-mat-go-cong-nghiep-2.jpg)
Đây là một nguyên liệu là nhựa dẻo có nguồn gốc từ các hợp chất axit acrylic hoặc axit metacrylic. Tại Việt Nam, Acrylic thường được gọi là Mica hay gỗ bóng gương, tên gọi này có ý nghĩa là “lấp lánh”, bởi nó có tính bóng đều và óng ánh tự nhiên.
Bề mặt Veneer
![](/upload/images/be-mat-go-cong-nghiep-3.jpg)
Veneer là gỗ tự nhiên sau khi khai thác, được cắt (bóc ly tâm) thành những lát dầy từ 0.3mm > 0.6mm. Rộng tuỳ theo loại gỗ trung bình khoản 180mm, dài khoảng 240mm, được gọi là veneer được phơi và sấy khô.
Bề mặt gỗ công nghệ Veneer được sử dụng khá phổ biến do dễ gia công và chi phí thấp hơn khá nhiều so với gộ tự nhiên và nó có thể dễ dàng uốn công theo ý muốn.
Thực tế việc lựa chọn bề mặt gỗ công nghiệp nào phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng. Bởi những bề mặt gỗ này chỉ phát huy tối đa ưu điểm của mình khi chúng được sử dụng với từng mục đích phù hợp.
Vậy hiện nay có những bề mặt gỗ công nghiệp phổ biến nào?
Bề mặt gỗ công nghiệp Melamine
![](/upload/images/be-mat-go-cong-nghiep.jpg)
Bề mặt gỗ công nghiệp Laminate
![](/upload/images/be-mat-go-cong-nghiep-1.jpg)
Bề mặt gỗ công nghiệp Acrylic
![](/upload/images/be-mat-go-cong-nghiep-2.jpg)
Bề mặt Veneer
![](/upload/images/be-mat-go-cong-nghiep-3.jpg)
Bề mặt gỗ công nghệ Veneer được sử dụng khá phổ biến do dễ gia công và chi phí thấp hơn khá nhiều so với gộ tự nhiên và nó có thể dễ dàng uốn công theo ý muốn.
Thực tế việc lựa chọn bề mặt gỗ công nghiệp nào phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng. Bởi những bề mặt gỗ này chỉ phát huy tối đa ưu điểm của mình khi chúng được sử dụng với từng mục đích phù hợp.