Cách hóa giải sát khí trong văn phòng không đạt chiều cao thông thủy
Chiều cao thông thủy của một ngôi nhà cần được xem trọng vì theo phòng thủy nếu chiều cao ngôi nhà quá cao hoặc quá thấp sẽ tạo ra nhiều sát khí, điều này ảnh hưởng không tốt đến việc kinh doanh phát triển của công ty. Cần hóa giải nó để văn phòng làm việc tràn đầy sinh khí.
Thực tế cho thấy làm việc trong một văn phòng có trần nhà quá cao dễ mắc phải những căn bệnh về tai mũi họng, khô da,... Với phòng làm việc có trần thấp quá mức tiêu chuẩn sẽ dễ mắc phải bệnh tiêu hóa, tim mạch, những bệnh ngoài da hay làm cho tinh thần mệt mỏi.
Sát khí trong phòng làm việc có trần cao thuộc”dương sát” làm hao tổn vượng khí, gây ra bệnh về hô hấp. Trong khi đó sát khí trong trần nhà quá thấp thuộc “âm sát” làm cho công ty khó phát triển, đồng thờ gây ra các bệnh về tuần hoàn. Đây là nguyên nhân làm mà nhiều người hay nói”dương khí quá vượng thì hao tán, âm khí quá vượng thì tù đọng”.
Theo phong thủy, mỗi không gian kiến trúc là một tiểu thái cực, bao gồm đầy đủ bốn phương tám hướng và âm dương ngũ hành. Trong đó, mỗi phòng lại có một hệ khí riêng, được chia ra làm ba tầng từ mặt sàn cho đến trầ nhà gồm: thái âm, thái dương và thái hòa.Tầng thái âm có nhiều âm khí và nó thường xuất hiện ở độ cao 40cm so với mặt sàn, tầng thái dương có nhiều khí dương, dao động ở khoảng cách 60cm so với trần nhà. Phần ở giữa thái âm và thái dương gọi là tầng thái hòa hay còn gọi là tầng sinh khí.
Tầng thái hòa là “tuyến thở” của con người. Khi chiều cao trần nhà thay đổi hoặc không đạt tiêu chuẩn, độ lớn của tầng sinh khí sẽ thay đổi theo. Trần càng cao thì thái dương càng lớn, trần càng thấp thì thái âm càng dâng cao. Vì thế người làm việc trong văn phòng có trần nhà cao sẽ nhiễu sát khí dương, và người làm việc trong văn phòng quá tháp sẽ nhiễm sát khí âm.
Hiện nay, khoa học đã chứng minh nồng độ thán khí cho phép trong phòng làm việc là dưới 0,1%. Đây là mức độ tiêu chuẩn của đánh giá môi trường sinh thái quốc tế.
Để đảm bảo được tỉ lệ trên, tức khí âm và khí dương ở mức trung bình, không xâm lấn khí thái hòa tuyến thở của con người. Chiều cao thông thủy phòng làm việc cần được thiết kế với các tham số như sau:
Phòng rộng từ 30m2 trở lên, chiều cao thông thủy cần phải đạt từ 3,25m đến 4,1m. Ở chiều cao này tầng dương sát nằm phía trên sẽ không gây ô nhiễm tuyến thở. Với phòng làm việc có diện tích nhỏ hơn 30m2, chiều cao thông thủy phải lớn hơn 3,15m. Nếu cao 2,8m thì tầng dương sát sẽ trùng với tuyến thở. Với loại phòng làm việc này chỉ thích hợp với công việc văn phòng người làm việc thường xuyên ngồi trên ghế.
Tuyến thái hòa (sinh khí) của các phòng làm việc thường nằm từ khoảng 1,8m - 2,5m so với mặt sàn. Theo các nhà phong thủy, không nên treo quạt trần với độ cao cách mặt sàn nhỏ hơn 2,8m tránh làm loãng không khí ở tuyến thở. Tốt nhất là nên sử dụng điều hòa hay quạt thông gió.
Để hóa giản khí dương sát, các ô thoáng quanh trần nhà cần thiết kế cách trần khoảng 15cm với chiều rộng ô thoáng không được quá 35cm, điều này sẽ đảm bảo tán khí ở tầng thái dương. Với văn phòng làm việc có sức chứa hàng trăm người trở lên, chiều cao thông thủy cần phù hợp với chiều cao của diện tích phòng, thông thường phải đạt từ 5,5m đến trên 6m.
Để hóa giải phòng làm việc có chiều cao thông thủy không đạt tiêu chuẩn cần áp dụng các biện pháp sau: Với phòng quá cao thì cần thiết kế hệ thống trần phụ. Với phòng không thể thay đổi chiều cao có thể thay thế bằng những ô thoáng, dùng quạt thông gió thay cho quạt trần.
Xem thêm:
Bàn làm việc bằng gỗ xoan đào có tốt không?
Phân biệt sơn tường thật giả bằng cách nào?
Thực tế cho thấy làm việc trong một văn phòng có trần nhà quá cao dễ mắc phải những căn bệnh về tai mũi họng, khô da,... Với phòng làm việc có trần thấp quá mức tiêu chuẩn sẽ dễ mắc phải bệnh tiêu hóa, tim mạch, những bệnh ngoài da hay làm cho tinh thần mệt mỏi.
Sát khí trong phòng làm việc có trần cao thuộc”dương sát” làm hao tổn vượng khí, gây ra bệnh về hô hấp. Trong khi đó sát khí trong trần nhà quá thấp thuộc “âm sát” làm cho công ty khó phát triển, đồng thờ gây ra các bệnh về tuần hoàn. Đây là nguyên nhân làm mà nhiều người hay nói”dương khí quá vượng thì hao tán, âm khí quá vượng thì tù đọng”.
![](/upload/images/phong-lam-viec-cua-sep-theo-phong-thuy.jpg)
Theo phong thủy, mỗi không gian kiến trúc là một tiểu thái cực, bao gồm đầy đủ bốn phương tám hướng và âm dương ngũ hành. Trong đó, mỗi phòng lại có một hệ khí riêng, được chia ra làm ba tầng từ mặt sàn cho đến trầ nhà gồm: thái âm, thái dương và thái hòa.Tầng thái âm có nhiều âm khí và nó thường xuất hiện ở độ cao 40cm so với mặt sàn, tầng thái dương có nhiều khí dương, dao động ở khoảng cách 60cm so với trần nhà. Phần ở giữa thái âm và thái dương gọi là tầng thái hòa hay còn gọi là tầng sinh khí.
Tầng thái hòa là “tuyến thở” của con người. Khi chiều cao trần nhà thay đổi hoặc không đạt tiêu chuẩn, độ lớn của tầng sinh khí sẽ thay đổi theo. Trần càng cao thì thái dương càng lớn, trần càng thấp thì thái âm càng dâng cao. Vì thế người làm việc trong văn phòng có trần nhà cao sẽ nhiễu sát khí dương, và người làm việc trong văn phòng quá tháp sẽ nhiễm sát khí âm.
Hiện nay, khoa học đã chứng minh nồng độ thán khí cho phép trong phòng làm việc là dưới 0,1%. Đây là mức độ tiêu chuẩn của đánh giá môi trường sinh thái quốc tế.
Để đảm bảo được tỉ lệ trên, tức khí âm và khí dương ở mức trung bình, không xâm lấn khí thái hòa tuyến thở của con người. Chiều cao thông thủy phòng làm việc cần được thiết kế với các tham số như sau:
Phòng rộng từ 30m2 trở lên, chiều cao thông thủy cần phải đạt từ 3,25m đến 4,1m. Ở chiều cao này tầng dương sát nằm phía trên sẽ không gây ô nhiễm tuyến thở. Với phòng làm việc có diện tích nhỏ hơn 30m2, chiều cao thông thủy phải lớn hơn 3,15m. Nếu cao 2,8m thì tầng dương sát sẽ trùng với tuyến thở. Với loại phòng làm việc này chỉ thích hợp với công việc văn phòng người làm việc thường xuyên ngồi trên ghế.
![](/upload/images/thiet-ke-noi-that-phong-giam-doc.jpg)
Tuyến thái hòa (sinh khí) của các phòng làm việc thường nằm từ khoảng 1,8m - 2,5m so với mặt sàn. Theo các nhà phong thủy, không nên treo quạt trần với độ cao cách mặt sàn nhỏ hơn 2,8m tránh làm loãng không khí ở tuyến thở. Tốt nhất là nên sử dụng điều hòa hay quạt thông gió.
Để hóa giản khí dương sát, các ô thoáng quanh trần nhà cần thiết kế cách trần khoảng 15cm với chiều rộng ô thoáng không được quá 35cm, điều này sẽ đảm bảo tán khí ở tầng thái dương. Với văn phòng làm việc có sức chứa hàng trăm người trở lên, chiều cao thông thủy cần phù hợp với chiều cao của diện tích phòng, thông thường phải đạt từ 5,5m đến trên 6m.
Để hóa giải phòng làm việc có chiều cao thông thủy không đạt tiêu chuẩn cần áp dụng các biện pháp sau: Với phòng quá cao thì cần thiết kế hệ thống trần phụ. Với phòng không thể thay đổi chiều cao có thể thay thế bằng những ô thoáng, dùng quạt thông gió thay cho quạt trần.
Xem thêm:
Bàn làm việc bằng gỗ xoan đào có tốt không?
Phân biệt sơn tường thật giả bằng cách nào?