Top 6 loại gỗ quý hiếm nhất Việt Nam dùng trong nội thất
Lưu lượng gỗ quý tại Việt Nam ngày càng hạn chế do mức độ khai thác quá lớn và khai thác một cách triệt để. Đa phần các loại gỗ quý được khái thác với mục đích cuối cùng là chế tạo sản xuất nội thất trong văn phòng hoặc gia đình. Đặc điểm chung của các loại quý hay nội thất làm từ gỗ quý là có giá khá cao và rất khó tìm mua trên thị trường.
>> Bàn văn phòng gỗ công nghiệp cần lưu ý vấn đề gì khi sử dụng?
>> So sánh gỗ cao su và gỗ thông
6 loại gỗ quý hiếm nhất Việt Nam được xếp vào danh sách đỏ cấm hoặc chỉ cho phép khai thác với một số lượng ít ngoài tự nhiên:
1. Gỗ cẩm lai
Cẩm lại là loại gỗ quý được xếp vào nhóm I (loại gỗ còn rất ít ngoài tự nhiên). Gỗ có màu nâu hồng, vân đen, cứng, thớ mịn và khá giòn. Dễ gia công, mặt cắt nhẵn và dễ đánh bóng. Cẩm lai thường được chế tạo nội thất cao cấp.Gỗ cẩm lai được xếp vào số ít loại gỗ cấm khai thác và nằm trong top đầu những loại gỗ quý hiếm nhất Việt Nam cần được bảo vệ.
2. Gỗ giáng hương
Gỗ bền đẹp thường được dùng để đóng bàn ghế, giường tủ hay tạc tượng điêu khắc. Gỗ có màu nâu hồng, mịn đẹp và đặc biệt có mùi thơm. Gỗ giáng hương có nhiều ưu điểm như vân đẹp, không bị mối mọt, ít bị công vênh, chứa nhiều dầu nên ít bị nút nẻ trong quá trình sử dụng. Nhựa cây có màu đỏ, dùng để nhuộm, khi ngâm nước sẽ chuyển sang màu xanh nhớt.
3. Gỗ mun
Loại gỗ nhỏ, thường được dùng để đóng bàn ghế, tạc tượng. Gỗ nặng, thớ gỗ rất mịn có màu đen tuyền khi dùng lâu sẽ bong như sùng, hoặc màu đen sọc trắng. Gỗ mun có đặc tính dễ gia công khi thấm nước, nhưng rất cứng khi khô. Gỗ rất bền, không bị mối mọt, ít bị công vênh và nứt.
4. Gỗ trắc
Thuộc gỗ lớn, rất cứng thớ gỗ mịn có mùi chua nhưng không nhiều, bên trong gỗ có tinh dầu. Gỗ có màu đỏ, màu vàng, màu đen tùy loại và môi trường sinh sống của gỗ. Khi quay giấy giáp thì rất bóng vì trong gỗ có sẵn tinh dầu.
5. Gỗ sưa
Gỗ vừa cứng lại vừa dẻo, chịu được mưa nắng tốt, gỗ có màu vàng, màu đỏ đặc biệt có vân rất đẹp có mùi thôm của hương trầm.
Gỗ sưa mang ý nghĩa tâm tinh linh rất lớn và thời phong kiến gỗ sưa thường được sử dụng dùng để đóng các vật dụng trong cung đình vì nó vừa là hương liệu, vừa là dược liệu. Gỗ sưa cứng và dẻo, chịu được mua nắng, gỗ có màu đỏ, vàng và có vân rất đẹp.
6. Gỗ gụ
Gỗ gụ có thớ thẳng, vân đẹp và mịn, màu vàng trắng, để lâu chuyển màu nâu sẫm sau đó chuyển sang màu cánh dán, lâu năm đen như sừng. Gỗ bền và dễ đánh bóng, không bị mối mọt, ít bị cong vênh.
Việc xác định các đặc tính bên ngoài cùng với những đặc điểm nổi bật của từng loại gỗ quý hiếm giúp người mua dễ dàng nhận biết và phân biệt được chính xác các loại gỗ quý hoặc giữa gỗ quý và gỗ thông thường tránh trường hợp mua phải gỗ thông thường với giá cao.
>> Bàn văn phòng gỗ công nghiệp cần lưu ý vấn đề gì khi sử dụng?
>> So sánh gỗ cao su và gỗ thông
6 loại gỗ quý hiếm nhất Việt Nam được xếp vào danh sách đỏ cấm hoặc chỉ cho phép khai thác với một số lượng ít ngoài tự nhiên:
1. Gỗ cẩm lai

2. Gỗ giáng hương

3. Gỗ mun

4. Gỗ trắc

5. Gỗ sưa

Gỗ sưa mang ý nghĩa tâm tinh linh rất lớn và thời phong kiến gỗ sưa thường được sử dụng dùng để đóng các vật dụng trong cung đình vì nó vừa là hương liệu, vừa là dược liệu. Gỗ sưa cứng và dẻo, chịu được mua nắng, gỗ có màu đỏ, vàng và có vân rất đẹp.
6. Gỗ gụ

Việc xác định các đặc tính bên ngoài cùng với những đặc điểm nổi bật của từng loại gỗ quý hiếm giúp người mua dễ dàng nhận biết và phân biệt được chính xác các loại gỗ quý hoặc giữa gỗ quý và gỗ thông thường tránh trường hợp mua phải gỗ thông thường với giá cao.